Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Công ty nước ngoài đổi chiến lược tại Trung Quốc
Hàng loạt công ty nước ngoài ở Trung Quốc đang phải đối mặt với bức tranh lợi nhuận u ám...

 


Công ty nước ngoài đổi chiến lược tại Trung Quốc

 

Một cửa hiệu KFC ở Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: Reuters.

 

Sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc đang buộc các công ty đa quốc gia xem nước này giống như một thị trường đã phát triển, từ đó dịch chuyển từ mô hình theo đuổi tăng trưởng ở Trung Quốc sang tập trung vào những mảng kinh doanh cấp cao, hoặc cải thiện năng suất bằng cách đầu tư vào nhân viên.  

 

Với vai trò là đầu tàu tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong phần lớn thời gian của thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nơi để các tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm sự tăng trưởng lợi nhuận trong bối cảnh các nền kinh tế khác trầy trật.

 

Cảm nhận thay đổi

 

Tuy nhiên, hiện nay - khi Bắc Kinh tìm cách tái cân bằng nền kinh tế, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng xuống mức thấp nhất trong một thế hệ - hàng loạt công ty nước ngoài ở nước này đang phải đối mặt với bức tranh lợi nhuận u ám.

 

“Chúng tôi đã bước vào một giai đoạn mới, với mức tăng trưởng chậm hơn. Và điều này thay đổi động lực kinh doanh, thay đổi triển vọng kinh doanh”, ông John Lawler, Giám đốc điều hành hãng xe Mỹ Ford tại Trung Quốc, phát biểu tại một hội thảo doanh nghiệp Mỹ tại Thượng Hải mới đây.

 

Theo hãng tin Reuters, trong mấy tuần gần đây, nhu cầu yếu của thị trường Trung Quốc được xem là nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh èo uột và dự báo lợi nhuận bị cắt giảm của hàng loạt công ty, từ hãng đồ hiệu Burberry, chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh KFC, cho tới hãng công nghệ IBM của Mỹ, và nhà sản xuất người máy Yaskawa Electric của Nhật.

 

Các thống kê kinh tế công bố trong tháng 10 cũng cho thấy tăng trưởng xuất khẩu giảm mạnh ở Nhật Bản. Trong khi đó, xuất khẩu Hàn Quốc tiếp tục sụt giảm. Nhật Bản và Hàn Quốc cùng coi sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc là nguyên nhân dẫn tới sự sa sút này.

 

Các công ty thuộc các ngành xây dựng và khai mỏ cảm nhận rõ nét hơn cả tác động từ Trung Quốc. 

 

Nhà sản xuất thiết bị hạng nặng Caterpillar đã vạch ra kế hoạch cắt giảm mạnh đầu tư cơ bản và sa thải khoảng 10.000 nhân viên. Tập đoàn công nghiệp Mỹ United Technologies Corp dự báo doanh thu tại thị trường Trung Quốc có thể giảm tới 15% trong năm 2016.

 

Và thời kỳ tăng trưởng hai con số vốn thu hút các công ty nước ngoài đổ vào Trung Quốc trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ này có lẽ sẽ không quay trở lại. Hôm thứ Ba tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ giữ ở ngưỡng khoảng 7% trong 5 năm tới.

 

“Mọi thứ đang trở nên phức tạp”

 

Khi Bắc Kinh nỗ lực dịch chuyển nền kinh tế khỏi mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và đầu tư, các công ty đa quốc gia hoạt động ở nước này bắt đầu phải đánh giá lại chiến lược.

 

“Nhìn chung, các công ty sẽ phải chuyển từ ‘đi, đi, đi, tăng trưởng, tăng trưởng, tăng trưởng’ sang ‘mọi thứ đang trở nên phức tạp’”, ông Abinta Malik, Tổng giám đốc hãng thời trang Gap tại Trung Quốc, phát biểu.

 

Một số công ty đã đầu tư mạnh tay hơn cho phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Trung Quốc.

 

“Chúng tôi đã điều chỉnh sản phẩm, đầu tư vào sáng tạo và cải thiện sản phẩm nhiều như ở thị trường châu Âu”, Giám đốc điều hành Paul Bulcke của hãng thực phẩm Nestle cho biết.

 

Hôm Chủ Nhật tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói Bắc Kinh ước tính rằng  mức tiêu dùng ở thị trường rộng lớn của nước này mới chỉ đạt một nửa công suất. Vấn đề nằm ở chỗ: người tiêu dùng Trung Quốc chưa chịu chi tiêu nhiều hơn để bù đắp cho sự suy giảm nhu cầu đầu tư.

 

“Sự tăng trưởng tiêu dùng nhanh chóng vẫn chưa đủ để bù đắp cho sự suy giảm của lĩnh vực đầu tư công nghiệp truyền thống”, Giám đốc điều hành của hãng dây cáp điện Thụy Sỹ ABB, ông Ulrich Spiesshofer phát biểu về thị trường Trung Quốc sau khi hãng này báo lợi nhuận ròng và doanh thu quý 3 đồng loạt giảm hồi tuần trước.

 

Y tế là một trong những lĩnh vực có triển vọng ở Trung Quốc trong thời gian tới khi người tiêu dùng nước này trở nên già hơn, giàu hơn, và có nhiều thông tin hơn.

 

“Các yếu tố nền tảng vẫn chưa hề thay đổi. Vẫn có 1,5 tỷ người. Họ đang xây thêm nhiều bệnh viện. Thị trường y tế tư nhân ở Trung Quốc đang tăng với tốc độ 15-20% mỗi quý”, ông Jeff Bornstein, Giám đốc tài chính  công ty công nghệ y tế của tập đoàn Mỹ GE, nói.




Điểm sáng dịch vụ

 

Trái với các công ty nước ngoài khác, hãng dược phẩm Roche chứng kiến doanh thu quý 3 tăng tại Trung Quốc. Hãng này cho biết thị trường thuốc chống ung thư ở Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh.

 

“Những gì chúng tôi đang chứng kiến là các sản phẩm chiến lược của chúng tôi mới chỉ bắt đầu tìm ra được con đường thực sự để đến với khách hàng ở Trung Quốc. Doanh số các sản phẩm này tăng trưởng rất tốt, ở mức hai con số”, Giám đốc dược phẩm Dan O’Day của Roche cho hay.

 

Trong bối cảnh doanh số ôtô tại thị trường Trung Quốc đi ngang, các hãng xe nước ngoài như BMW tăng cường các chương trình đào tạo, hướng dẫn các nhà phân phối tối đa hóa doanh thu từ cho vay mua xe, sửa chữa xe và bảo hiểm xe, thay vì chỉ tập trung vào bán xe mới như trước kia.

 

Dịch vụ hiện là một trong những điểm sáng hiếm hoi của kinh tế Trung Quốc. Một cuộc thăm dò công bố vào hôm thứ Tư tuần này cho thấy ngành dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất trong 3 tháng.

 

Ông Spiesshofer của ABB nói hãng này đã mở một trung tâm dịch vụ mới ở Trung Quốc. Trung tâm này chuyên cung cấp phụ tùng, dịch vụ bảo dưỡng, và tư vấn về dầu khí, hóa chất, dịchvụ công cộng, kim loại, giao thông và cơ sở hạ tầng.

 

“Trước đây, khách hàng Trung Quốc không có nhu cầu lớn về dịch vụ như hiện nay. Chúng tôi đang nỗ lực đẩy mạnh mảng này”, ông Spiesshofer nói.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá lợn biến động mạnh và bài toán khắc phục điểm yếu của ngành chăn nuôi (21-05-2024)
    Giá vàng thế giới đang cao nhất mọi thời đại (20-05-2024)
    Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh? (20-05-2024)
    Giá vàng vẫn đà tăng, xu hướng giá ra sao trong ngắn hạn? (20-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/5/2024, bất ngờ quay đầu, lực cầu từ thị trường lớn đẩy giá trong nước; thế giới phản ứng trái chiều (18-05-2024)
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Đà Nẵng “cử” tài xế đi 3 nước để xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch? (04-11-2015)
    10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 (31-10-2015)
    Aquafina Mỹ dùng nước lã đóng chai, tại Việt Nam thì sao? (29-10-2015)
    5 mối đe dọa đang kìm hãm sự hồi phục của Châu Âu (26-10-2015)
    Việt Nam sẽ thành 'công xưởng' của thế giới? (25-10-2015)
    Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất giải thích chuyện 'đội sổ' (21-10-2015)
    Lao động Việt Nam tiếp tục bị chủ thầu Trung Quốc bỏ đói tại Algeria (17-10-2015)
    Mỗi người dân Việt Nam đang gánh 1.016 USD nợ công (14-10-2015)
    Việt Nam sẽ đón làn sóng đầu tư mới từ Ấn Độ? (11-10-2015)
    Các doanh nghiệp Đông Nam Á thiệt hại hàng triệu USD do khói mù (08-10-2015)
    Google chính thức bị ''khai tử'' (04-10-2015)
    Nhật Bản để "tuột" hợp đồng đường sắt 5,3 tỷ USD vào tay Trung Quốc (30-09-2015)
    “Ô sin” nước ngoài lương tháng 18-25 triệu đồng đã có ở Hà Nội và TP HCM! (29-09-2015)
    Nữ doanh nhân VN bị sát hại tại Trung Quốc: Người góp công lớn chống chuyển giá (27-09-2015)
    Phát hiện thủ đoạn tinh vi 'tẩm' ma túy vào gạo (25-09-2015)
    Bộ Công Thương: “Samsung là hàng Việt Nam” (24-09-2015)
    Người Việt muốn yêu hàng Việt cũng...rất khó! (22-09-2015)
    Hàng Trung Quốc không ngừng đổ về Việt Nam (20-09-2015)
    Sau 8 năm Việt Nam gia nhập WTO: Được nhiều hơn mất (18-09-2015)
    Những cái giá đau đớn phải trả cho 'sự thần kỳ Nhật Bản' (15-09-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153199328.